Tổ chức Lễ khánh thành cột cờ Tổ quốc

Thứ hai - 23/03/2015 06:18
        Cột cờ Tổ quốc được xây dựng trước miếu thờ các liệt sỹ đã hy sinh ở Sân bay dã chiến LiBi và con đường 22 huyền thoại. Cột cờ được xây dựng  với chiều cao 14,5 mét có trị giá hơn 60 triệu đồng. Đây là số tiền được quyên góp từ đoàn viên thanh niên, các cơ quan, tổ chức trong và ngoài huyện quyên góp, đặc biệt là cán bộ, ĐVTN xã Cẩm Mỹ; vượt qua những khó khăn do trở ngại về đường sá đi lại, nhưng bằng tấm lòng tri ân sâu sắc, các ĐVTN đã vượt hơn 10 km đường sông, đường rừng để vận chuyển nguyên vật liệu, đóng góp hàng trăm ngày công để xây dựng Công trình cột cờ Tổ quốc. 
 
 
Lễ căt băng khánh thành tại cột cờ Tổ quốc

        Được biết, thực hiện chỉ thị của Ban bí thư TW về “ chuẩn bị chiến trường trên vùng đường 9 và vùng giáp ranh tạm thời”. Dưới sự chỉ đạo của Tĩnh ủy, đầu năm 1970 Ty giao thông Hà Tĩnh cùng các lực lượng toàn Tĩnh tập trung chỉ đạo ngày đêm làm mới tuyến đường 21 và 22 tránh ngã ba Đồng Lộc chia lửa cho quốc lộ 1A, đảm bảo tiếp tế quân lương, vũ khí giữa hậu phương và tiền tuyến. Tuyến đường khởi phát từ ngã ba Thình Thình, nay là địa phận xã Thạch Điền chạy qua hồ Kẻ Gỗ vào Kỳ Thượng, qua Kỳ Lạc (Kỳ Anh) đến Quảng Bình. Với sự nổ lực không biết mệt mỏi của các lực lượng, chỉ sau một năm tuyến đường chiến lược 21, 22 được hoàn thành. Tuyến đường là kết quả những ngày đêm phá đá mở đường của hơn 6 ngàn lượt người gồm: Dân công hỏa tuyến, thanh niên xung phong huyện Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, đội thanh niên xung phong 53, cùng lực lượng thanh niên xung phong của các tỉnh Hà Nam, Nam Định, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng…. Phát hiện ra tuyến đường chiến lược này, đế quốc Mỹ đã ngày đêm điên cuồng bắn phá, mặc cho mưa bom, bão đạn,  lực lượng TNXP, dân công, bộ đội ở đây đã bất chấp hiểm nguy tranh thủ tối đa thời gian để san lấp mặt đường đảm bảo giao thông thông suốt, cho những chuyến xe kịp thời ra tiền tuyến. Những trận ném bom ác liệt đó đã làm cho hàng trăm thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến và bộ đội hy sinh. Với sự hy sinh xương máu của không biết bao nhiêu người thì con đường 21, 22 huyền thoại đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh lịch sử của mình, góp phần xứng đáng cho cuộc trường kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
 

...lá cờ đở sao vàng được kéo lên và tung bay trong gió ngàn thiêng liêng
nơi miếu thờ liệt sỹ...
 
         Còn hệ thống sân bay Li Bi được bắt tay vào xây dựng từ năm 1966 tại khu rừng gần đường 22 với diện tích trên 10Km2 là một sân bay chiến lược hết sức quan trọng nhằm phục vụ cho chiến trường Quảng Trị - Thừa Thiên… Đặc biệt, có nhiệm vụ chống chiến dịch “Lam Sơn 719” của Mỹ - Ngụy, một đại chiến dịch leo thang táo tợn với âm mưu lập “vành đai lửa” từ Đèo Ngang sang tận Xê Pôn (Lào), cắt đứt toàn bộ tuyến chi viện của ta vào chiến trường Nam -Trung Bộ và Tây - Nam Bộ. Hệ thống sân bay được xây dựng rất quy mô. Các loại máy bay chiến đấu tối tân nhất của Liên Xô thời ấy đã từng cất, hạn cánh thử nghiệm an toàn, sẵn sàng cho các chiến dịch lớn. Chính tầm lợi hại của sân bay nên trong suốt cuộc chiến tranh, giặc Mỹ đã tập trung đánh phá xuống khu vực này hàng trăm ngàn tấn bom đạn và đã có không biết bao nhiều người đã hy sinh nơi mảnh đất thiêng này.
 

Tại lễ khánh thành lá cờ đở sao vàng được kéo lên và tung bay trong gió ngàn thiêng liêng
nơi miếu thờ liệt sỹ đã thật sự gây xúc động, niềm tự hào trong các bạn ĐVTN

 
         Lá cờ tổ quốc được dựng lên nơi di tích lịch sử này là nghĩa cử cao cả thể hiện lòng tri ân tuổi trẻ hôm nay đối với những cống hiến hy sinh của thế hệ cha anh,  đồng thời cũng là để giáo dục truyền thống cách mạng, chủ nghĩa yêu nước và lòng tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ

Tác giả bài viết: Hồng Phượng – Minh Sơn

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây